Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh tại Khu du lịch biển Quất Lâm (huyện Giao Thủy, Nam Định) rơi vào trạng thái đìu hiu. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, rao bán, thậm chí bị bỏ hoang.
Theo ghi nhận của Dân trí, hoạt động kinh doanh du lịch tại Khu du lịch biển Quất Lâm gần như bị tê liệt, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chỉnh trang cảnh quan khu vực này.
Khung cảnh chung tại Khu du lịch biển Quất Lâm thời điểm hiện nay là vắng vẻ.
Một khách sạn quy mô khoảng hơn 3.000 m2 tại Khu du lịch biển Quất Lâm đang trong tình trạng bị bỏ hoang.
Bên trong khách sạn này là khung cảnh đổ nát, tiêu điều.
Một khách sạn khác cũng rơi vào tình cảnh bị bỏ hoang.
Nhiều khách sạn quy mô lớn trong Khu du lịch biển Quất Lâm cũng không một bóng người.
Một số khách sạn khác thì trong tình trạng "cửa đóng then cài", bị rao bán...
Theo nhiều chủ khách sạn tại Khu du lịch biển Quất Lâm, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động kinh doanh tại đây bị ngưng trệ. Nhiều người đã phải rao bán khách sạn để trả nợ vay ngân hàng.
Một khách sạn 3 sao có diện tích hơn 3.600 m2, trong đó diện tích xây dựng 100 m2, đang được rao bán với giá 12 tỷ đồng.
Tại Khu du lịch biển Quất Lâm này, hàng trăm ki-ốt mặt biển đang được giải tỏa, nhằm tạo cảnh quan thoáng mát phục vụ vui chơi giải trí kết hợp trồng cây xanh chắn gió, chắn cát.
Nhiều người dân đang kỳ vọng một diện mạo mới cho Khu nghỉ du lịch biển Quất Lâm trong thời gian tới.
Khu du lịch biển Quất Lâm (Giao Thủy) rộng khoảng 0,151 km2, nằm ở khu vực gần đê biển thị trấn Quất Lâm, là một trong những điểm du lịch biển của tỉnh Nam Định thu hút đông khách du lịch đến nghỉ dưỡng, tắm biển.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng gần 100.000 lượt khách du lịch đến biển Quất Lâm. Nhờ du lịch phát triển mà đời sống kinh tế của người dân tại đây cũng ngày một phát triển hơn. Hàng năm, cứ đến dịp nghỉ lễ 30/4, bắt đầu vào hè là thị trấn Quất Lâm lại tổ chức chương trình "Quất Lâm biển gọi" khởi động mùa du lịch biển với rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc.
Quảng cáo được giao dịch trên sàn ngoại hối quốc tế , thế nhưng, dòng tiền từ túi của nhà đầu tư lại chảy vào các cá nhân, tổ chức trong nước. Đến công ty trong nước, trung gian thanh toán Báo Lao Động vừa có bài viết phản ánh về việc hàng chục nạn nhân tố cáo một loạt sàn giao dịch ngoại hối trái phép có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, đó là các sàn như ACXFX, DK Trade, ASX Market, Scope Market, LCM... Theo tìm hiểu, dù gắn mác sàn giao dịch ngoại hối quốc tế, tuy nhiên, nhiều thông tin về địa chỉ nhận tiền thông qua chuyển khoản để đặt lệnh giao dịch trên những sàn này lại là các cá nhân, đơn vị ở Việt Nam. Như khi tham gia sàn đầu tư LCM, chị D.T.T (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã chuyển hơn 1 tỉ đồng; chị H.T.T.S (quận Bình Tân, TP.HCM) chuyển hơn 140 triệu đồng; chị N.T.H (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chuyển hơn 350 triệu đồng... vào tài khoản ngân hàng trong nước đứng tên Công ty TNHH TM Điện tử StarLight (trụ sở nằm tại phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM); chị N.T.H (Mỹ Đức
Dòng tiền nghìn tỷ chảy vào túi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh được huy động dồn dập từ nửa cuối năm 2021. Chiều tối 4/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ 7/2021 đến 3/2022 của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tổng số tiền huy động từ các đợt chào bán là 10.030 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, trong giai đoạn nửa cuối năm 2021, các công ty con thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh liên tục đổi vai lẫn nhau, đứng pháp nhân để huy động trái phiếu với số tiền lên tới vài trăm hoặc vài nghìn tỷ. Ngày 5/7/2021 , Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt phát hành 8 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tổng trị giá đợt phát hành 800 tỷ đồng . Mục đích của tổ chức phát hành là sử dụng số tiền thu được đầu tư mua 3.060.000 cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển thương mại Việt Tiến (tương ứng tỷ lệ 51% vốn điều lệ), nhằm thực hiện Dự án “Đầu tư Xây dựng công trình công cộng, dịch vụ thương mại và nhà ở tại kh
Nhận xét
Đăng nhận xét